CUỘC HÀNH QUÂN CUỐI CÙNG TẠI XUÂN LỘC LONG KHÁNH ...

CUỘC HÀNH QUÂN CUỐI CÙNG TẠI XUÂN LỘC LONG KHÁNH ...

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

* VIẾT CHO ĐAN THÙY MỘT THỜI ĐỂ YÊU & MỘT THỜI ĐỂ CHẾT " 104 ".

CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .


NHỮNG ĐIỀU TÔI BIẾT VỀ HIỆP ĐỊNH PARIS QUA NHỮNG GIỜ HỌC TẬP CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ .
                                                     (Bài 3).


       Những ngày đầu của hiệp định Paris có hiệu lực , súng vẫn nổ khắp nơi và những người lính Nhảy Dù bị thương vẫn đổ về bệnh viện Đỗ Vinh của Sư Đoàn Nhảy Dù ngày một nhiều hơn ...

       Cả thế giới , chứ không  nói chi riêng người dân  Miền Nam Việt Nam , mọi người bàng hoàng và ngỡ ngàng khi bản hiệp định ngừng bắn được các bên ký kết  chưa ráo mực , thì đã có vi phạm .

    
    Phía Việt Nam Cộng Hòa thì nói : bên Việt Cộng vi phạm bắn trước , bên Việt Cộng thì nói : Việt Nam Cộng Hòa bắn trước , cứ thế hai bên đổ  thừa qua lại cho nhau ...
  
      Việc này thực hư như thế nào , chỉ có CẤP CHỈ HUY CHIẾN TRƯỜNG  hai bên biết mà thôi .
     Chỉ tội nghiệp cho quân lính của hai bên , mặc dù hiệp định ngừng bắn đã có hiệu lực , họ vẫn không được nhàn nhã hưởng cảnh thanh bình của đất nước sau bao năm chiến tranh : 

       MÁU VẪN ĐỔ , THƯƠNG BINH VẪN ĐỔ VỀ BỆNH VIỆN VÀ  XÁC NGƯỜI VẪN NẰM ĐÂU ĐÓ TRONG RỪNG SÂU NÚI CAO , KHÔNG MỘT NẤM MỘ , KHÔNG MỘT TẤM BIA GHI HỌ , TÊN  . Oan nghiệt quá ...


       SỰ VI PHẠM HIỆP ĐỊNH NGỪNG BẮN NÀY , KHÔNG BIẾT CÓ ĐƯỢC DỰ TRÙ HAY  NẰM TRONG BẢN HIỆP ĐỊNH PARIS  HAY KHÔNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT BÊN VI PHẠM NHƯ THẾ NÀO ? AI GIẢI QUYẾT ??? 

   
         Điều đó tôi  không nghe đề  cập đến , tôi chỉ nghe Tổng Thống Thiệu nói : Nếu Việt Cộng vi phạm bằng súng tiểu liên , ta sẽ đáp trả bằng súng đại liên . Nếu Việt Cộng vi phạm bằng súng cối , ta sẽ đáp trả bằng pháo binh và nếu Việt Cộng vi phạm bằng pháo binh , ta sẽ dội bom ...

          Tuyên bố  thì cứng rắn  như vậy , nhưng thực tế chẳng làm được bao nhiêu vì rất khó giải quyết những sự vi phạm này .

          Bởi Việt Cộng vi phạm đâu , Quốc Tế không thấy , họ chỉ thấy Không Quân Việt Nam Cộng Hòa mang bom đi ném mà thôi , do đó nói được , nhưng không làm được ...

       Sự vi phạm hiệp định ngưng bắn , hai bên chỉ la làng lên thôi , Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên cũng như Ủy Ban Quốc Tế  Kiểm Soát Giám Sát việc đình chiến (ICCS ) của hiệp định này  cũng không thấy thực thi nhiệm vụ của mình .

     
       Không biết là họ quá bất ngờ và không lường được sự VI PHẠM TRẮNG TRỢN NÀY , hay làm ngơ mặc cho hai bên tiếp tục bắn giết nhau ???

       Sự vi phạm hiệp định ngừng bắn CHO CHIẾN TRANH VIỆT NAM  , gần  như những người có thẩm quyền không ai kiểm soát và lên tiếng , để sự việc kéo dài gần 3 tháng mới ổn định được .

      Lúc này sự thiệt hại của cả hai bên cũng không hề nhỏ . Sự vi phạm vẫn còn kéo dài , nhưng nhỏ lẻ không nghiệm trọng như những ngày đầu .

      Phải chăng những người Cấp Trên họ thấy rằng chiến dịch DÀNH DÂN CHIẾM ĐẤT  của mình , trong những ngày đầu của hiệp định , tranh tối tranh sáng , không ai kiểm soát được nên làm bừa ,  vì những Bộ Phận Có Trách Nhiệm giải quyết vi phạm không kịp trở tay , không kịp phản ứng khi xẩy ra vi phạm ???

      Và khi mọi việc được ổn định , máu đã đổ ra khá nhiều , thì sự vi phạm hiệp định mới  lắng dịu lại ...

       Cũng chính vì sự vi phạm hiệp định ngừng bắn này , mà trong một cuộc họp của Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên , trong lúc lời qua tiếng lại , hai bên đôi co với nhau .

       Bên này đổ thừa cho bên kia vi phạm trước , mà Tướng Đống đã bạt tai Tướng Trà ngay tại bàn hội nghị ...


        Việc này ngay lập tức đã được báo chí của cả hai bên đăng tải ầm ĩ . Miền Bắc thì la làng rằng : Tướng Lãnh của Việt Nam Cộng Hòa là cao-bồi , là du đãng . 

       
         Còn báo chí Sài Gòn thì cho rằng : Chính vì Tướng Trà cãi chầy , cãi bướng , Tướng Đống không chịu được , nên mới xẩy ra cớ sự ...
        
            Còn Tướng Đống ngay sau đó , đã xin lỗi 
Tướng Trà và đồng ý  đứng cho Tướng Trà bạt tai lại mình  , nhưng Tướng Trà đã  không làm như vậy ...

        Sự việc trên , xấu hổ cho cả hai bên . Miền Bắc triệu hồi Tướng Trà về Hà Nội  và thay thế đại diện của mình là Đại Tá Võ Đông Giang hay Văn Đông Giang gì đó . 


        Phía Việt Nam Cộng Hòa , Tướng Đống cũng được rút ra khỏi bàn hội nghị và thay thế bằng Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp làm đại diện của mình ...


        Đây là sự thay đổi  NHÂN SỰ CỦA 

BAN LIÊN HỢP QUÂN SỰ 4 BÊN  NGAY TỪ NHỮNG NGÀY ĐẦU MỚI LÀM VIỆC ...

                                                    (Còn tiếp ).






                            GIANG.HOA KHÔNG GIAN " yellow ''.


* Vì những sự việc xẩy ra đã khá lâu , nên có thể thiếu chính xác . Rất mong nhận được sự góp ý của anh em . Xin cảm ơn .


     

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

* VIẾT CHO ĐAN THÙY MỘT THỜI ĐỂ YÊU & MỘT THỜI ĐỂ CHẾT '' 103 ''.

CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .

NHỮNG ĐIỀU TÔI BIẾT VỀ HIỆP ĐỊNH PARIS QUA NHỮNG GIỜ HỌC TẬP CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ . 
                                                   ( Bài 2).


         Thời gian này tôi đang nghỉ dưỡng thương , chưa phải ra hành quân lại , nên thỉnh thoảng phải tham gia những giờ học tập Chính Trị và nghe phổ biến những thay đổi mới , liên quan đến sinh hoạt trong đơn vị ...


       Điều khó chịu đầu tiên là : Lúc trước khi hiệp định Paris  được ký kết , thì người lính vắng mặt bất hợp pháp 13-14 ngày mới bị báo cáo đào ngũ .


       Nay thì chỉ vắng mặt 24 tiếng ,  đã bị báo cáo đào ngũ , do đó việc đi lại rất bất tiện nếu gia đình ở xa , cũng may gia đình tôi không xa Sài Gòn lắm nên việc đi lại của tôi dễ dàng ...

       Hiệp định Paris được ký kết bởi những người đại diện của các bên sau đây :

      1- Đại diện phía Việt Nam Cộng Hòa : Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm .
      2- Đại diện phía Mỹ : Ngoại Trưởng , Tiến Sỹ Henry Kissinger .
      3- Đại diện Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam : Bà Nguyễn Thị Bình .
      4- Đại diện phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa : Ngoại Trưởng Nguyễn Duy Trinh (?) .

        Vì thành  phần ký kết hiệp định Paris  gồm  có đại diện của 4 bên tham chiến ,  nên được thành lập một ủy ban  gọi là : Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên , có cờ hiệu màu vàng và 4 vòng tròn (?) . Khi phái đoàn này di chuyển đi đâu , đều có cắm cờ hiệu trên xe hay doanh trại  để nhận diện .
    
        Doanh trại của Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên trú đóng tại trại Davis nằm  trong sân bay Tân Sơn Nhất và được bản vệ rất nghiêm ngặt .

    Ngoài Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên , hiệp định Paris còn quy định thành lập một ủy ban gọi là : Ủy Ban Giám Sát Đình Chiến tại Việt Nam .

   
      Ủy ban này gồm 4 Quốc Gia khác , không tham chiến tại Việt Nam  làm trọng tài  , giám sát việc thực thi lệnh  ngừng bắn  của hiệp định , trong đó 2 Quốc Gia thuộc khối tư bản , và 2 Quốc Gia  thuộc khối xã hội chủ nghĩa .

 - Khối tư bản gồm Canada và một nước khác tôi không nhớ tên .

 - Khối xã hội chủ nghĩa gồm Hungari và Bungari (?) . 
     
      Ủy ban này có cờ hiệu Màu Đen và 4 chữ viết tắt màu trắng ICCS được sơn trên xe , khu vực doanh trại  hay dưới bụng máy bay trực thăng để khi thi hành nhiệm vụ được ưu tiên và nhận diện .

     Về nguyên tắc , cả Ban Liên Hợp Quân  Sự 4 Bên cũng như Ủy Ban Kiểm Soát Và Giám Sát Ngưng Bắn là bất khả xâm phạm , bên nào  cũng phải tôn trọng và không được tấn công bất cứ lý do nào ...


       Đại diện trong Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên của phía Việt Nam Cộng Hòa là Trung Tướng Dư Quốc Đống và của Miền Bắc là Thiếu Tướng Trần Văn Trà , còn 2 đại diện nữa tôi không được biết ...


     Ngoài cái tên gọi là Hiệp Định Ngưng Bắn Paris , người ta còn gọi hiệp định này là Hiệp Định Ngưng Bắn Da Beo ...


      Sở dĩ người ta gọi là Ngưng Bắn Da Beo là vì khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực , thì quân của các bên  tham chiến đang ở đâu ,  giữ nguyện vị trí như vậy , khộng được chuyển dịch .

         Do đó chỗ này thì vị trí đóng quân của quân Việt Nam Cộng Hòa , chỗ kia thì vị trí đóng quân  của quân Mặt Trận Giải Phóng Miền  Nam Việt Nam , Chỗ nọ thì của quân Bộ Đội Miền Bắc . Loang lở màu sắc nên gọi là Da Beo...
    
       Vị trí nào của ai thì cắm cờ của người đó , từ trực thăng bay  trên cao ICCS có thể thấy rõ từng vị trí của các lực lượng này ...

     Trong điều khoản của hiệp định Paris có quy định : Khi bản ký kết có hiệu lực , thì hơn 500.000 quân trong đó bao gồm quân đội Mỹ và các nước đồng minh tham chiến gồm : Úc Đại Lợi , Tân Tây Lan , Hàn Quốc , Thái lan và một số nước khác thân Mỹ phải rút khỏi Nam Việt Nam cùng với các phương tiện chiến tranh ...




      Đây là nỗi lo của chính quyền Miền  Nam Việt Nam , vì hơn 500.000 quân đồng minh cùng với các phương tiện yểm trợ chiến tranh của quân đồng minh  rút đi  , sẽ để lại một lỗ hổng rất lớn mà quân của Việt Nam Cộng Hòa không thể bù đắp nổi ...


     Đã vậy , gần 400.000 quân của Bộ Đội Miền Bắc cùng với các loại vũ khí hiện đại do Liên Xô cung cấp , bây giờ ngang nhiên hợp pháp ở lại Miền  Nam Việt Nam ... Quả là một gánh nặng cho Ông Thiệu cùng các Tướng Lãnh trong Quân Đội ...


      3 tháng đầu của những ngày hiệp Paris được ký kết , thương binh về bệnh viện nhiều hơn khi hiệp định chưa được  ký kết , tôi lấy làm thắc mắc hỏi anh em bạn bè thương binh :


        TẠI SAO HIỆP ĐỊNH KÝ KẾT ĐÃ CÓ HIỆU LỰC MÀ CÒN ĐÁNH ĐẤM NHAU THÊ THẢM THẾ NÀY ???

     Các anh em ấy nói rằng : Khi hiệp định Paris  chưa được  ký kết ,  có lẽ cũng chưa đánh mạnh như bây giờ , bởi khi hiệp định có hiệu lực , thì ai ở đâu cắm cờ ở đó . 

     Vì  vậy, có  một bên lẻn vào sau lưng bên kia  cắm cờ của mình gần cờ của của họ  , một bên tự dưng ngủ dậy , sáng ra  thấy cờ của địch cắm kế bên cờ của  mình ...

    Thế là một bên  bằng mọi giá nhổ cờ của  địch đi ,  và một bên cố giữ cờ lại để phô trương thanh thế , do đó có những trận đánh quyết liệt gây thiệt hại nặng nề  hơn khi chưa ngưng bắn ...


            Người  ta gọi đó là :  CHIẾN DỊCH DÀNH DÂN CHIẾM ĐẤT...


                                        ( Còn tiếp ).





                            GIANG.HOA KHÔNG GIAN '' yellow "












Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

* VIẾT CHO ĐAN THÙY MỘT THỜI ĐỂ YÊU & MỘT THỜI ĐỂ CHẾT '' 102 ''

CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .

NGÀY 27 THÁNG 1 NĂM 1973 .
KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH NGỪNG BẮN TẠI PARIS , CHẤM DỨT CHIẾN TRANH GIỮA HAI MIỀN NAM-BẮC VIỆT NAM . 
                                                    (Bài 1).


... Suốt mấy năm trời , từ năm 1968 , hội nghị bàn về kết thúc chiến tranh cho Việt Nam được tổ chức tại Paris , thủ đô của Pháp .
     Hai bên đại diện của các bên tham chiến tại Việt Nam gồm có :
     Một bên là Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa .
     Một bên là  Mặt trận Giải Phóng Miền Nam và Cộng Sản Miền Bắc .

       Tại hội nghị , hai bên  giằng co , tranh cãi nhau từ việc chiếc bàn  để họp phải là hình vuông hay hình tròn cho  đến hình bầu dục . Chỉ có bấy nhiêu đó thôi mà mãi mới thống nhất được  ý kiến với nhau :  Bàn họp là bàn tròn ( Hình như vậy vì lâu quá nên tôi không nhớ rõ nữa ) ...



       Quan điểm của những người đại diện tại hội nghị cho rằng : Thành phần tham dự hội nghị  là bình đẳng , ngang hàng với nhau chứ không có ai hơn ai , do đó không ai có quyền hơn ai , và bàn tròn là thích hợp nhất ...


       

     Cứ thế , hai bên cãi qua cãi lại kéo dài hết tháng này qua năm khác .
    Dĩ nhiên với hoàn cảnh lúc bấy giờ thì Việt Nam Cộng Hòa mạnh hơn bởi nhận được  sự yểm trợ 
mạnh mẽ của Quân Đội  Mỹ . Cho nên lúc nào bị yếu  thế hay bí , thì đại diện của Mặt trận Giải 
Phóng Miền Nam Việt Nam mới ngồi vào bàn hội nghị ... Còn không thì tẩy chay buổi họp với lý do này lý do khác ...

            Sau bao nhiêu cuộc họp và tốn không biết bao nhiêu tiền  của  , cuộc  họp vẫn  không đi đến kết quả như mong muốn .

       Thế  nhưng  sau khi Ngoại Trưởng Mỹ là  Tiến Sỹ Henry Kissinger (?) đi đêm với Trung Cộng  và sau cuộc đánh phá Miền Bắc 12 ngày đêm  bằng máy bay B52 thì chưa đầy một tháng sau tức ngày 27/1/1973 :
           HIỆP ĐỊNH PARIS ĐƯỢC KÝ KẾT .
  
     Trên chính trường Quốc Tế , Tiến sỹ Henry Kissinger được mệnh danh là '' Vua đi đêm ".
    (( Đi đêm ở đây có nghĩa là : bàn bạc một vấn đề gì đó mà không cho người bạn mình biết và tự quyết định . Cụ thể như nội dung của hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 . Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa , hoàn toàn không được bàn bạc gì hết và khi họp bàn thì việc đã rồi , không ký cũng phải ký )).

        Trong nội dung của hiệp định , phần thua thiệt  nằm về phía Việt Nam Cộng Hòa , phần lợi thế nằm về  phía Mỹ và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam .

      Biết như vậy , nên Tổng Tống Việt Nam Cộng Hòa , Nguyễn Văn Thiệu không chịu ký  vào bản hiệp định đó , nhưng trước áp lực của chính phủ Mỹ , Ông Thiệu đành phải ký  , Vì Ông biết rằng ký vào bản hiệp định đó :

     
              MIẾN NAM VIỆT NAM SẼ MẤT ...
                                                   
                                                          (Còn tiếp ).



                                GIANG.HOA KHÔNG GIAN '' yellow "

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

* VIẾT CHO ĐAN THÙY MỘT THỜI ĐỂ YÊU & MỘT THỜI ĐỂ CHẾT " 101".

CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .
MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972 .
MẶT TRẬN HUẾ - QUẢNG TRỊ .

KẾ HOẠCH ĐIỀU QUÂN TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ CỦA : TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG , TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 1 , VÙNG 1 CHIẾN THUẬT . ( bài 15 ) 


"12 NGÀY ĐÊM  ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG ".



    ... Sau khi kết thúc chiến dịch chiếm lại cổ thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị ngày 15/ 9/ 1972 .
 Tình hình có vẻ yên tĩnh trở lại , chiến trường không sôi động như những ngày đầu nữa .
   Có lẽ cả hai bên ta và địch , quân cũng như quan  đều mệt mỏi , quân sồ bị tiêu hao nhiều sau những trận đánh một mất một còn ...

    Các đơn vị khác như thế nào thì tôi không biết , riêng Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù của tôi , lúc này không di chuyển xa và cũng không còn đi vào ban đêm nữa , ngày chỉ đi vài ba cây số rồi dừng lại đóng quân đêm . Dọc Quốc Lộ 1 đâu đâu cũng thấy  lính Dù , an ninh đã hoàn toàn trở lại , người dân đã quay trở về buôn bán sinh hoạt bình thường ...


   Có lẽ đây là thời gian nghỉ dưỡng quân để anh em binh sĩ lấy lại tinh thần và bổ sung quân số ...

Các Tiểu Đoàn vẫn thay nhau về Sài Gòn nghỉ dưỡng quân  15 ngày như kế hoạch mà cấp trên đã đưa ra ...

    Bây giờ là cuối tháng 12 năm 1972 , chính xác là ngày 25 /12  (?) Không Quân Mỹ bất ngờ đưa máy bay B52 ra ném bom  đánh phá Miền Bắc  , mật độ những phi vụ ném bom ấy không biết  một ngày là bao nhiêu chuyến .

     Tôi  chỉ biết trên bầu trời Quảng Trị - Đông Hà máy bay B52 ngược xuôi như đi chợ ,  để lại những làn khói trắng trên trời xanh không bao giờ dứt ...
       

   Dưới đất thì ầm vang rung chuyển bởi bom ném xuống như tận thế , khói từ bom nổ tạo thành những bức tường đen kịt  bay lên trời cao che chắn cả bầu trời phía Bắc ...


   Sự ác liệt của những trận không kích ấy , được người Miền Bắc họ ví như là trận đánh ở Điện Biên Phủ năm 1954 và họ gọi là '' Điện Biên Phủ Trên Không ''...


    Chỉ nghe tên gọi của nó thôi , có lẽ chúng ta cũng hình  dung được sự tàn phá  khốc liệt của nó như thế nào . Cũng may Không Quân Mỹ họ chỉ ném bom có 12 ngày đêm và kết thúc ...



    Tôi không hiểu tại sao chúng tôi đòi đánh chiếm lại hết phần đất bị mất thì họ không đồng ý . Thế nhưng lại đem B52 ra tận Miền Bắc để ném xuống ??? Và hình như có vài chiếc bị bắn rơi trên bầu trời Miền Bắc ... Đây là điều không tưởng  đối với Không Quân Mỹ . 

    
    Bởi họ cho rằng không gì có thể bắn hạ được B52 của họ vì bay ở tầm cao đến 10km và được bảo vệ bởi những may bay chiến đấu hiện đại F4 , 
F5  và những thiết bị điện tử gây nhiễu phá rada tinh vi trang bị trên máy bay B52 , nhưng điều đó đã xẩy ra ... Đây là nỗi kinh hoàng cho USAF ...


    Tình hình chiến trường lắng dịu đã tạo điều kiện cho những anh em cán bộ kỳ cựu thâm niên  như 
tôi , ngoài nghỉ dưỡng quân tập thể 15 ngày , chúng tôi còn được thay nhau nghỉ phép '' thường niên'' , tiêu chuẩn mà mỗi người lính được hưởng một năm một lần 15 ngày cộng với 2 ngày đi đường nếu ở xa Sài Gòn ...

      Đồng thời việc nhảy dù bồi dưỡng một năm bắt buộc phải nhảy 4 saut cũng đang được lập lại , nhưng không về Sài Gòn nhảy , và cũng không nhảy  bằng máy bay C130 như vẫn thường nhảy , mà nhảy bằng máy bay trực thăng . Ôi nhảy dù bằng máy bay trực thăng mới thật là đáng sợ , nhưng được cái rất nhanh , không mất thời gian chờ đợi như ở sân bay ...

      Tại thủ đô  Sài Gòn , người dân đang bàn tán về việc ký kết hiệp định ngưng bắn ở Paris , người thì vui mừng vì nghĩ rằng sẽ chấm dứt chiến tranh , nhưng cũng không ít người lo âu vì cho rằng đây chỉ là : 
   
          HIỆP ĐỊNH NGỪNG BẮN GIẢ TẠO , LỪA LỌC VÀ MỤC ĐÍCH CHỈ LÀ ĐỂ QUÂN ĐỘI MỸ RÚT KHỎI CUỘC CHIẾN Ở VIỆT NAM TRONG DANH DỰ . CUỘC CHIẾN DO CHÍNH HỌ GÂY RA ...

     Thực hư thế nào  HÃY CHỜ XEM ...
                                                
                                                     ( Còn tiếp ).





                            GIANG.HOA KHÔNG GIAN '' yellow ''.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

* VIẾT CHO ĐAN THÙY MỘT THỜI ĐỂ YÊU & MỘT THỜI ĐỂ CHẾT '' 100 ''

CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .
MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972 .
MẶT TRẬN HUẾ - QUẢNG TRỊ .

KẾ HOẠCH ĐIỀU QUÂN TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ CỦA : TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG , TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 1 , VÙNG 1 CHIẾN THUẬT . (  Bài 14 ).

NHẢY DÙ Ở BÃI NAM Ô , CHÂN ĐÈO HẢI VÂN : BỊ PHÁO KÍCH ...

   ... Trong thời gian tôi nằm điều trị tại Bệnh Viện Đỗ Vinh của Sư Đoàn Nhảy Dù , vì vết thương không nặng lắm , nên ngoài giờ Bác Sĩ khám bệnh và uống thuốc xong tôi về  với gia đình ...


     Lúc này có một thằng em trong xóm tên Nhiêu Thây , người Hoa ,  mới đăng vào lính Nhảy Dù và đang học quân sự tại tiểu Đoàn Vương Mộng Hồng thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung .

      
      Gia đình có qua nhờ tôi bảo lãnh cho thằng em được  đi phép cuối tuần , vì cùng trong xóm với nhau chỉ cách vài  căn nhà thôi , thấy cũng tội nghiệp nên tôi có nói với Ba Má thằng em là tôi bảo lãnh cho đi phép thì được rồi đấy , nhưng  hết phép phải về trình diện  đơn vị , không được đào ngũ để phiền phức cho tôi .
    
      Ba Má của thằng em hứa chắc là sẽ  không gây phiền phức  cho tôi , và tôi đã giúp cho thằng em được nghỉ phép cuối tuần với gia đình ...

       Nếu người bảo lãnh , ngoài Sư Đoàn Nhảy Dù thì phải là Sĩ Quan mới cho  bảo lãnh  , còn cùng Sư Đoàn như tôi thì Hạ Sĩ Quan cũng được cho bảo lãnh ...

 
    Nếu gia đình Nhiêu Thây khấm khá , thì việc bảo lãnh cho về phép cuối tuần , tôi có quà cáp đấy , nhưng  khổ nỗi hoàn cảnh nhà  nghèo nên tôi chẳng có chi cả , cũng chẳng sao coi như làm phước vậy , đã thế tôi lại còn dẫn đi chơi Sài Gòn nữa chứ " Đàn anh mà "...


      Tôi nhớ hình như chỉ bảo lãnh cho Nhiêu Thây nghỉ phép được hai ba lần thôi thì vết thương của tôi đã lành , nên tôi phải ra hành quân lại ...


       Tôi hơi ngạc nhiên sao chuyến bay tăng cường hành quân của tôi lần này '' tân binh '' nhiều quá  , lính cũ không có mấy người , và thay vì bay ra Huế thì máy bay lại đáp xuống sân bay Đà Nẵng ...


   Lính mà , muốn xuống đâu cũng được , hơi đâu mà thắc mắc cho mệt , ra hành quân chậm càng tốt có mất mát gì đâu ...


     Sáng hôm sau , tưởng đi xe ra Huế , ai ngờ xe chở vào sân bay Đà Nẵng , tân binh lãnh dù và chuẩn bị để nhảy , còn tôi thì chỉ áp tải đến đó và theo xe ra bãi Nam Ô nằm dưới chân đèo phía nam của đèo Hải Vân chỉ cách Đà Nẵng khoảng chục km để hướng dẫn tân binh về xe của mình ...


   Ngày nhảy dù  đầu tiên an toàn và kết thúc  tốt đẹp . Hôm sau cũng tổ chức nhảy saut  thứ 2 ,  khoảng 9 giờ sáng , toán đầu tiên nhảy đáp xuống đất an toàn không có gì , nhưng khi toán thứ 2 nhảy mới  có mấy  người ra khỏi máy bay  thì bãi đáp Nam Ô bị pháo kích bằng súng cối 82 ly , ở dưới đất chúng tôi vội  liên lạc lên máy bay báo cho biết  bị pháo kích ở bãi đáp , thế là cuộc nhảy dù bị hủy bỏ ...

          Hôm sau chúng tôi di chuyển ra Huế bằng xe GMC .
      
      Tôi thật sự thắc mắc , không hiểu tại sao lại bị pháo kích được , bởi Đà Nẵng là khu Quân Sự quan trọng , với sân bay lớn , cảng Hải Quân  ở Sông Hàn và Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 trú  đóng ,  chưa kể một đơn vị đặc biệt ở trên núi Sơn Trà ... thế mà sao lại để đối phương dùng cối 82 ly pháo kích ở bãi Nam Ô được  , chỉ cách Đà  Nẵng chưa đến 10km ??? Như vậy chứng tỏ địch đang ở  rất gần và ở xung quanh Đà Nẵng ...

    Tôi ra hành quân  được đúng nửa tháng thì lại  ăn một mảnh pháo nữa vào người , lần này cũng chỉ bị thương  nhẹ thôi , đáng lẽ tôi nằm điều trị tại Bệnh Viện Dã Chiến Phú Bài , Huế , như bao anh em khác vì không đủ chuẩn để về Đỗ Vinh điều trị ...

   
          Nhưng số tôi lại gặp may mắn lần nữa , y tá điều trị là bạn cũ ở Đại Đội 23 với tôi , thế là hắn đưa hồ sơ cho Bác Sĩ ký chuyển tôi về Đỗ Vinh điều trị (( Xin cám ơn Hạ Sĩ Quang , y tá của Bác Sĩ Thường , người bạn tốt của tôi ))...

      Tôi về Đỗ Vinh  hôm trước hôm sau là chạy về nhà luôn  (( bị thương nhẹ mà )) . Tôi  xanh mặt khi thấy người nhà của Nhiêu Thây đưa cho tôi xem tờ Điện Tín báo cho gia đình biết Nhiêu Thây đã tử trận , và hỏi tôi xem hậu cứ của đơn vị ở đâu để đi nhận xác về ...


    Tội nghiệp cho nó , tôi biết thời điểm nó ra đơn vị chiến trường lúc này  đang đánh nhau ác liệt , cho nên mang tiếng là Lính Nhảy Dù , chứ nó chưa biết Nhảy Dù ra sao , Dù  nặng nhẹ thế nào .

      Không phải mình nó đâu , vì thời điểm đó ,nhu cầu bổ sung quân cho chiến trường bị thiếu hụt là rất nhiều cho nên  tất cả tân binh  học xong quân  sự là bổ sung  đưa ra chiến trường ngay , không học Nhảy Dù chi cả ...

    B2,  NHIÊU THÂY về  TIỂU ĐOÀN 1 NHẢY DÙ , TRẠI TRẦN TRUNG HIẾU (?)  Đối diện công viên Lê Thị Riêng , Quận 3 ngày nay . Tử trận tại Huế - Quảng Trị , Mùa Hè Đỏ Lửa 1972...


   Đấy , đời LÍNH NHẢY DÙ  của  tôi là như vậy , mới hơn 2 tuần trước , gia đình Nhiêu Thây nhờ tôi bảo lãnh cho đi phép và bây giờ lại nhờ tôi chỉ chỗ hậu cứ của  đơn vị để nhận xác con về ...

                                             ( còn tiếp )





                          GIANG.HOA KHÔNG GIAN ''yellow ''




  

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

* VIẾT CHO ĐAN THÙY MỘT THỜI ĐỂ YÊU & MỘT THỜI ĐỂ CHẾT '' 99 ''.

CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .

MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972 .
MẶT TRẬN HUẾ - QUẢNG TRỊ .

KẾ HOẠCH ĐIỀU QUÂN TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ CỦA : TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG , TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 1 , VÙNG 1 CHIẾN THUẬT . (Bài 13 ).

SỰ PHẢN BỘI CỦA MỸ  ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỘNG HÒA ( VNCH ) . VÀ SỰ MẤT CHỨC TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ CỦA TƯỚNG DƯ QUỐC ĐỐNG ...



  ... Tháng 4 năm 1972 . khi Bộ Đội Miền Bắc ồ ạt vượt cầu Hiền Lương qua sông Bến Hải , với xe tăng , đại bác ,  đánh chiếm vùng địa đầu giới tuyến của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là Đông Hà - Quảng Trị và thọc sâu vào tận thành nội Huế ...
    
        Vì quá bất ngờ , nên lực lượng  trấn giữ  đã phải tháo chạy để bảo toàn lực lượng , và để mất một diện tích lãnh thổ khá lớn chạy dài theo Quốc Lộ 1 , từ Gio Linh - Cồn Thiên vào đến tận Huế , với tổng chiều dài trên dưới 200km ...

     Tại sao đối phương huy động một lực lượng quân và phương tiện chiến tranh lớn như vậy gần khu vực cấm mà tình báo của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ( VNCH ) không biết , để đến nỗi bị thiệt hại nặng của cả Quân và Dân , rồi sau đó mới  tổ chức đánh chiếm lại ???


    Nên nhớ thời điểm đó Quân Đội VNCH đã được Mỹ trang bị hệ thống '' tác chiến điện tử " , những máy móc có thể phát hiện ra địch từ xa , mà người ta thường gọi là '' cây nhiệt đới '' , được thả dọc trên biên giới hay đường mòn HCM  và những vùng nghi ngờ địch có thể xâm nhập ...
   
     Những loại máy này có khả năng phát hiện và phân biệt  được là cành cây gẫy đổ , địch , hay động vật . Thế tại sao một cuộc chuyển quân lớn như vậy không thể trong một vài tiếng đồng hồ mà có được , phải có một thời  gian dài để điều động và vận  chuyển , cả Mỹ và VNCH đều không hay biết để bị đánh úp ???

    Chưa hết , khi VNCH đánh chiếm lại , thì về  nguyên tắc , tối thiểu : Phải lấy lại hết những vùng đất bị rơi  vào tay địch và lùa địch về lại bên kia cầu Hiền Lương  mới là đúng ...

    Còn nếu  để trả đũa việc đối phương vi phạm , xâm chiếm lãnh thổ của mình  và gây thiệt  hại nặng về người và của , thì phải đánh lại  đối phương như đối phương đã đánh mình , nghĩa là Quân Đội VNCH cũng tràn qua đánh vùng bên kia cầu Hiền Lương  như Vinh , Đồng Hới hay Quảng Bình gì đó ...

     Nhưng không , Quân Đội VNCH không làm được như vậy , thậm chí không làm được như  ''mức tối thiểu " . Nghĩa là lấy lại hết phần lãnh thổ bị mất ...

    Không phải Quân Đội VNCH  không có tinh thần chiến đấu , chính những '' Tướng '' chỉ huy chiến trường đã đòi đánh lấy lại hết đất bị mất , nhưng người Mỹ không cho ,  và chỉ đồng ý đánh đến Cổ Thành Đinh Công Tráng , Quảng Trị mà thôi ...
    
         Họ nói : Nếu các anh muốn đánh thì tự đánh chiếm lại , chúng tôi không yểm trợ bằng Không Quân cho các anh đâu ... Một câu trả lời của Ông Bạn Đồng Minh  lớn thật trơ trẽn ...
     Bởi hơn ai hết , họ hiểu Nhảy Dù chúng tôi đánh mạnh , đánh hăng , không tiếc xương máu của  mình , nhưng không thể thiếu sự yểm trợ bằng hỏa lực mạnh mẽ , hiệu quả của Không Quân ...

    Cùng thời điểm đó , ngoại trưởng Mỹ là Tiến Sĩ Herry Kissinger (Không biết tôi có viết sai tên không ) qua thăm Trung Cộng (Trung Quốc ) và đem  theo một đội bóng để chơi  giao hữu với 
Trung Cộng . Kissinger được mệnh danh là '' Vua Đi Đêm ''...

       Sự việc trên dấy lên làn sóng lo ngại cho các chính trị gia cũng như các Tướng Lãnh trong Quân Đội , họ cho rằng tình hình người Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa , vì việc thăm Trung  Cộng xưa nay chưa từng có . Và sự lo lắng của các nhà lãnh đạo VNCH quả là không sai ...


    ... Sau khi đã chiếm lại cổ thành Đinh Công Tráng , Quảng Trị . 
          Trung Tướng Dư Quốc Đống , người anh cả của Sư Đoàn Nhảy Dù xin với Bộ Tổng Tham Mưu cho Sư Đoàn Nhảy Dù về Sài Gòn nghỉ dưỡng quân như đã hứa . Bởi hơn ai hết , Ông hiểu đàn em của mình đã quá mệt mỏi  , kiệt sức cả về tinh thần cũng như thể xác  vì đã  tham gia  nhiều những trận đánh lớn trong suốt  mấy năm qua ...

    Lời đề nghị của Ông được Đại Tướng Cao Văn Viên ,  Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đồng ý , nhưng lại xẩy ra sự bất đồng của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng , Tư Lệnh  Quân Đoàn 1 . 

   
       Tướng Trưởng tuyên bố với báo chí rằng : Nếu 1 trong 2 Sư Đoàn , Nhảy Dù hoặc  Thủy Quân Lục Chiến rút khỏi mặt trận Huế - Quảng Trị thì Tướng Trưởng xin từ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1 ... vì không thể giữ được Huế -Quảng Trị , nếu thiếu hai đơn vị này ...

     Lời tuyên bố của Tướng Trưởng gây khó cho Đại Tướng Cao Văn Viên , buộc Đại Tướng Viên không dám cho Sư Đoàn Nhảy Dù rút về Sài gòn như đã hứa . 
      Việc này làm Trung Tướng  Dư Quốc Đống bất mãn , Ông không chấp hành lệnh hành quân , cho anh em binh sĩ dậm chân tại chỗ , không di chuyển đi đâu cả mỗi khi có lệnh .
       
       Cuối cùng cấp trên đã tìm ra giải pháp : phải cho từng Tiểu Đoàn Dù  thay nhau về Sài Gòn nghỉ phép 15 ngày , cứ thế Tiểu Đoàn này ra hành quân thì Tiểu Đoàn khác về Sài Gòn nghỉ ...

     Cái giá mà Trung Tướng Dư Quốc Đống phải trả cho sự thương yêu lính của mình là Ông bị mất chức Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù , Ông về giữ chức Chỉ Huy Trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang ...
 Một chức vụ không tương xứng với một Tướng giỏi như Ông .
   
    Sự ra đi của Ông , anh em trong Binh Chủng Nhảy Dù ai ai cũng thương tiếc .

      ĐẠI TÁ LÊ QUANG LƯỠNG LÊN THAY ÔNG , GIỮ CHỨC TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ ... Ít tháng sau Ông lên CHUẨN TƯỚNG ...

                                                    ( Còn tiếp ).





                                   GIANG.HOA KHÔNG GIAN '' yellow ''