CUỘC HÀNH QUÂN CUỐI CÙNG TẠI XUÂN LỘC LONG KHÁNH ...

CUỘC HÀNH QUÂN CUỐI CÙNG TẠI XUÂN LỘC LONG KHÁNH ...

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

* VIẾT CHO ĐAN THÙY MỘT THỜI ĐỂ YÊU & MỘT THỜI ĐỂ CHẾT '' 106 ''

CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .

NHỮNG ĐIỀU TÔI BIẾT VỀ HIỆP ĐỊNH PARIS KÝ NGÀY 27/1/1973 ...
                                                ( Bài 5 )

  TRAO TRẢ TÙ BINH ...


         ... Chiến tranh Việt Nam , ban đầu chiến trường chỉ nằm trong  phạm vi  một quận hay  tỉnh  lỵ nào đó xa xôi hẻo lánh ,nằm  trong lãnh thổ của Miền Nam  Việt Nam mà thôi , với những loại vũ khí cổ điển , lạc hậu có tầm sát thương không cao như : CKC , súng trường báng đỏ, Súng máy ngựa trời . Carbin M1 , M2 ,  Garan M1 , trung liên Bar ...
         Tóm lại là những loại vũ khí và phương tiện yểm trợ cũ kỹ  của thời Đệ Nhị Thế Chiến để lại .

        Sau này , khi người Mỹ dính líu sâu vào  cuộc chiến và Quân Đội Mỹ đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh của Việt Nam , thì các loại vũ khí cổ  điển , lạc hậu dần được thay thế bằng những loại vũ khí đời mới hiện đại như : 

        Súng trường XM16 hay đối phương còn gọi là Tiểu Liên Cực Nhanh , đại liên M60 , súng chống tăng M72 , XM 202 và hỏa tiễn chống tăng TOW , đại bác khộng giật 90ly (?)...

        Để cân bằng hỏa lực khi giao tranh  , Đối Phương với sự hậu thuẫn của Liên Xô và Trung Cộng , cũng thay thế các loại vũ khí lạc hậu của mình , bằng những loại vũ khí đời mới như : AK47 , trung liên nồi , B40 , B41 cùng nhiều loại vũ khí khác như cao xạ 37ly , 57ly ...


     Mỗi lần , Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa , được Mỹ trang bị cho một loại vũ khí mới , đưa loại vũ khí đời mới ấy vào chiến trường .

     Thì ngay lập tức , Việt Cộng cũng được Liên Xô và Trung Cộng trang bị cho những loại vũ khí tương ứng , để không bị thua kém .

       Hành động này người ta gọi là : LEO THANG CHIẾN TRANH .

          Và cũng từ đây chiến trường không còn nằm TRONG LÃNH THỔ MIẾN NAM VIỆT NAM NỮA , MÀ LAN SANG CAMBODIA VÀ CẢ HẠ LÀO...

         Trở lại vấn đề trao trả tù binh , vì trong hiệp định paris có ghi điều  khoản này , do đó không có gì trục trặc , bàn cãi nữa ,  các bên chỉ tiến hành lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp mà thôi ...


           Việc trao trả tù binh , được ghi như  trong hiệp định Paris là một điều nữa chứng tỏ người Việt Nam , mà cụ thể là  Bà Nguyễn Thị Bình khôn ngoan hơn Ngoại Trưởng Mỹ : Tiến sĩ Henrry Kissinger .
       
       Tại bàn hội nghị ở Paris , Tiến sĩ Kissinger đòi  bà Bình phải trao trả cả  tù binh ở Cambodia và Hạ Lào  do quân của bà bắt giũ , vì Ông Kissinger biết rằng quân của Bà Bình và Bộ Đội Miền Bắc có mặt ở Cambodia và Lào . Nhưng Bà Bình chối bỏ , không  công nhận có quân của mình  ở hai Quốc Gia trên ...

              Nếu Bà Bình đồng ý trao trả tù binh ở Cambodia và Lào : có nghĩa là Bà Bình đã thừa nhận  quân của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và Bộ Đội Miền Bắc Việt Nam có mặt trên lãnh thổ của hai Quốc Gia này .

       
     Vấn  đề sẽ phức tạp hơn , vì liên quan đến Quốc Tế  (( Cuộc chiến của 3 Quốc Gia )) .
     
       Không còn gọi là '' MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM , DO NGƯỜI DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM NỔI DẬY CHỐNG ĐỐI CHÍNH QUYỀN  '' nữa ,  và có thể đây là cớ để Quân Đội Mỹ kéo đánh thẳng ra Miền  Bắc ...

            Vì thế , trước yêu cầu giăng bẫy của Ngoại Trưởng Mỹ , Bà Bình đã khôn ngoan trả lời rằng :         - Tôi không có quân bên đó (Cambodia & Lào ) thì lấy gì mà trao trả cho Ông ? Các Ông đem quân qua đánh người ta ,bị người ta bắt , thì bây giờ các Ông kiếm người ta mà đòi .


             MỘT CÂU TRẢ LỜI MÀ TIẾN SĨ KISSINGER ĐAU ĐẦU KHÔNG LÀM GÌ ĐƯỢC . PHẢI KÝ VÀO BẢN HIÊP ĐỊNH PARIS VỚI NHIỀU THUA THIỆT CHO CẢ MỸ VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA .

       Vì thế , trong những đợt trao trả tù binh , chỉ có những tù binh ở chiến trường Việt Nam được trao trả , còn tù binh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở chiến trường Cambodia và Hạ Lào thì không có danh sách nào để trao trả hết ... Mặc dù trên thực tế là có và các bên tham chiến đều biết như vậy ...


       Việc trao trả tù binh thường được trao trả ở bờ sông Thạch Hãn và Lộc Ninh , ngoài đại diện  Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên làm việc , còn có sự giám sát của một  Ủy Ban Kiểm Soát Và Giám Sát Đình Chiến Tại Việt Nam ( ICCS)...


       Tôi không được tận mắt chứng kiến cảnh này , nhưng ,  bạn tôi là Hạ Sĩ Lợi , Lính Công Binh của Sư Đoàn Nhảy Dù , người lái Bo Bo ( một loại xuồng máy của Quân Đội chạy tốc độ khá nhanh ) để chuyển tù binh từ bờ Nam sông Thạch Hãn , qua bờ Bắc sông Thạch Hãn , để  trao trả tù binh  cho phía Việt Cộng , và nhận lại tù binh Việt Nam Cộng Hòa do phía Việt Cộng trao trả lại ...


      Lợi kể , trong những đợt trao trả tù binh , cũng có lắm truyện cười không nhịn nổi . Tù binh Việt Cộng do Việt Nam Cộng Hòa trao trả thì mập ú , còn tù binh Việt Nam Cộng Hòa do Việt Cộng  trao trả thì ốm nhách (điều này dễ hiểu thôi ) thấy mà tội nghiệp ...

    Chưa hết , thỉnh thoảng có anh tù binh Việt Cộng xuống BoBo rồi , Bo Bo chạy ra giữa  sông để  về bên kia bờ Bắc , bất thần đứng lên la lớn  :
 - Tôi không muốn về bên kia , cho tôi xin ở lại Miền Nam ...

     Thế là Bo Bo phải quay trở lại bờ Nam để ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên và  ICCS lập biên bản cho anh tù binh đó ở lại Miền Nam Việt Nam ...


      Vì trong hiệp định Paris có qui định : Tù binh của cả hai bên , nếu ai không muốn về lại bên phía của mình , có quyền xin ở lại bên mình muốn ...


    TUY RẰNG : SỰ VIỆC NÀY LÀ CÓ THẬT NHƯNG CŨNG KHÔNG ÍT LÀ TRÒ BỊP CỦA CHÍNH TRỊ NHẰM LÀM MẤT UY TÍN CỦA ĐỐI PHƯƠNG ... (Hạ Sĩ Lợi cho biết như vậy ).


     Vì chẳng ai xa lạ : TÙ BINH VIỆT CỘNG xin ở lại Miền Nam chính là Lính Việt Nam Cộng Hòa đóng giả .

     Tương tự như vậy : TÙ BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA xin ở lại Miền Bắc chính là Bộ Đội Miền Bắc đóng giả ...

                                               ( Còn tiếp)





                                GIANG.HOA KHÔNG GIAN ''yellow ''.  


* Riêng những tù binh Việt Nam Cộng Hòa bị bắt ở Cambodia khi đánh vào Cục ''R'' và mặt trận Đường 9 Nam Lào , thì sau 30/4/1975 họ mới  được trở về ...


8 nhận xét:

  1. Sang thăm anh, chiều và tối thứ 3 tràn đầy ơn lành anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn em nhiều . Đã dọn dẹp đường để đón mừng Chúa đến chưa .
      Bình an luôn ở cùng em .

      Xóa
  2. Hôm nay ngoài này trở lạnh, có mưa phùn nữa a ạ. Cảm giác Giáng sinh và tết như tới sát cửa. An lành a nhé. chúc a luôn sức khỏe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu quá không thấy em ghé thăm , tưởng em xuất ngoại rội chứ .
      Chúc hai mẹ con em một mùa Giáng Sinh an bình và hạnh phúc . Tp HCM cũng lành lạnh ...dễ chịu em ạ . Bình an luôn ở cùng em .

      Xóa
  3. Chào anh , Lần đầu ghé thăm mong được làm quen anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mẫu Đơn , cái tên nghe hay quá , rất vui khi em ghé tham quan nhà anh . Chúc em một mùa Giáng Sinh An Bình và hạnh phúc ...

      Xóa
  4. Vấn đề chính trị + ngoại giao không hiểu nổi, theo em thì đánh và đánh, Chúc anh mùa giáng sinh an lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi..hi... đánh và đánh ư ??? Em liều mạng quá đấy , nó sẵn sàng ném bom mình và nói rằng thả lầm đấy em ạ .
      Giáng Sinh an bình và hạnh phúc em nhé

      Xóa