CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .
LỤC SOÁT PHÁ TAM GIANG .
( Bài 2)
...Sau khi học Đa Năng , trung đội của tôi hình như là một đơn vị biệt lập . Tôi luôn đóng quân xa Đại Đội và tự chịu trách nhiệm của vùng mà Trung Đội trú đóng ...
Xa Đại Đội ,có nghĩa là tôi không còn nằm trong sự chở che của cấp trên 1 cấp , từ đây Trung Đội tự giải quyết mọi vấn đề chiến thuật , tự chịu trách nhiệm thắng bại trong cuộc chiến mà Trung Đội có những đụng độ với địch ...
... Hôm nay , tôi kết hợp với Tiểu Đội 2 của Trung Sĩ Lê Quang Vinh , dẫn nhau lục soát khu vực bờ tây Phá Tam Giang , đồi cát và cây chồi non cùng với những gò mả không biết có tự bao giờ ...
Vì là cấp Tiểu Đội nên tôi không có bản đồ , chỉ đi lục soát theo lệnh của Trung Đội Trưởng và hướng di chuyển trên địa bàn qua các mục tiêu chỉ định ...
Đồi núi , rừng già , có những địa thế địa hình đặc biệt để mình xác định được là mình hiện tại đang ở đâu trên bản đồ . Nhưng ở Phá Tam Giang , cồn cát , bãi cát , tất cả đều giống nhau , không có gì đặc biệt , do đó rất khó xác định được điểm đứng của mình , mà không xác định được điểm đứng của mình thì cực kỳ nguy hiểm . Vì khi đụng độ mà kêu pháo binh bắn yểm trợ , sai toạ độ , gần như là tự sát ...
Dẫn trên 20 tay súng đủ loại , chúng tôi đi qua hết cồn cát này đến gò cát kia , địa hình trống thoáng , di chuyển nhanh , quá dễ ... tôi có cảm giác mình đi lạc ... lo sợ , gọi máy về Trung Đội xin cho biết tôi đang ở đâu . Qua chỉ dẫn của Trung Đội Trưởng ,nhìn địa thế tôi biết mình đi quá xa ...
Đi lạc trong rừng núi , dễ tìm đường về vì có điểm chuẩn , còn ở sa mạc , đâu đâu cũng như nhau rất khó tìm điểm chuẩn , bởi đâu đâu cũng chỉ cát và cát ...
Mỗi lần đi lục soát như vậy , tôi thấy được sự lo lắng của những anh em Nghĩa Quân hiện trên mặt họ , nhất là càng đi sâu vào những cồn cát ...
Loay hoay mãi trong các cồn cát , cuối cùng tôi phải bắn 3 phát súng để cho Trung Đội Trưởng biết tôi đang ở đâu , và từ đó tìm ra hướng về ...
Lính Nghĩa Quân đa số là dân địa phương , ban ngày họ về nhà làm việc giúp gia đình , chỉ để 1-2 người lại canh gác giữ đồn , và cứ thế mà thay phiên nhau , nay người mai ta ...
Tôi không đồng ý việc này , ngoài việc phải theo chúng tôi thường xuyên để đi lục soát sâu quanh khu vực đóng quân , điều này họ rất lo sợ , việc đi về gia đình để làm ruộng , bắt cá , là không thể chấp nhận , vì như thế sẽ không đủ quân số để hoạt động .
Ban đầu họ phản đối dữ lắm , nhưng thấy thái độ quyết liệt của tôi , buộc quân số phải luôn đầy đủ để tham gia các cuộc lục soát bất cứ lúc nào . Họ đành phải chấp nhận , tôi biết họ bất mãn dữ lắm , nhưng đây là Lính Nhảy Dù đang hành quân , chứ không phải Nghĩa Quân ...
Không làm gì được tôi với cái lệnh mà họ cho là quái ác này , vì đã làm đảo lộn cuộc sống của họ .
Anh Phước , Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân , cũng cùng chung số phận . Anh đề nghị với tôi : - Chúng tôi là lính Nghĩa Quân , nhiệm vụ của chúng tôi khác các anh , không có tầm hoạt động như các anh , hơn nữa đa số đều phải làm việc giúp gia đình , chỉ chiều đến chúng tôi mới tập trung ở đồn để canh gác giữ đồn mà thôi .
Để không bị khó khăn cho chúng tôi cũng như đủ quân cho anh , anh có thể cho chúng tôi thay nhau về làm việc giúp gia đình , mỗi ngày vài ba người , chứ bắt chúng tôi theo các anh hoàn toàn như thế này kẹt cho chúng tôi quá ...
Trước đề nghị của Phước , tôi thấy cũng có lý và cũng không muốn tình hình căng thẳng thêm nên đồng ý cho họ ngày hai ba người thay nhau về làm việc giúp gia đình ...
Những người đầu tiên được cho về làm việc giúp gia đình , khi quay trở lại đồn , họ vui vẻ mang theo lỉnh kỉnh gà vịt vào mời chúng tôi ăn uống linh đình , tôi vô tình không biết đây là sự " lo lót " nên ăn uống vô tư ...
Nhưng đến nhóm thứ hai , thứ ba cũng y như vậy . Tôi nhận ra đây là sự lo lót mua chuộc , chắc họ nghĩ là tôi làm khó để " kiếm ăn " . Đau quá ...
Ngày hôm sau tôi tập họp họ lại và nói : Tôi yêu cầu các anh ở lại đồn , để đủ quân số cho hoạt động khi cần thiết , chứ không phải làm khó các anh để kiếm ăn . Từ nay , ai về nhà mà mang theo bất cứ thứ gì vào để mời tôi ăn uống , người đó sẽ không được cho về nữa ...
Mọi người đưa mắt nhìn nhau ...
Để ngăn chận sự tiếp tế của dân cho du kích nằm vùng trong khu vực , tôi lập những chốt kiểm soát trên đường vào ruộng rẫy , và quy định giờ giấc đi làm : sáng nghe tiếng trống mới được vào ruộng rẫy , tôi nêu lý do nếu đi sớm vướng mìn bẫy chúng tôi gài ban đêm chưa gỡ sẽ nguy hiểm . Chiều nghe tiếng trống phải về ngay , sau 30 phút tất cả các con đường vào ruộng rẫy sẽ bị gài mìn , không biết ở đâu .
Đi làm , chúng tôi , trong đó có cả Nghĩa Quân cùng kiểm tra vật dụng , nông cụ , cũng như bữa ăn trưa , ai mang nhiều thức ăn vào rẫy đều bị buộc bỏ lại .
Đêm đến , ngoài việc thắp nhang ở bàn thiên , tôi không cho treo đèn bão trước cửa nhà , vì tôi cho rằng đây là những dấu hiệu để liên lạc , chỉ điểm với du kích nằm vùng .
Việc này bị Trưởng Ấp các ấp phản đối quyết liệt , họ cho rằng đêm hôm cần có đèn để bà con đi lại với nhau , cấm như vậy rất khổ cho dân vì vùng đó , thời đó không có điện .
Tôi phải đồng ý nghe theo ...
Ít ngày sau anh Phước gặp tôi kêu trời , Trung Đội Trưởng Phước nói : Các anh ở xa đến , hoạt động tích cực như vậy , các anh không bị ảnh hưởng gì , nhưng khi các anh đi rồi , chúng tôi là những người địa phương ở lại , không biết rồi sẽ gặp khó khăn như thế nào ...
Thì ra đây là nỗi sợ hãi và lo lắng của họ , tội nghiệp cho những anh em Nghĩa Quân , tôi đâu có biết như vậy , cứ tưởng LÍNH NÀO CŨNG LÀ LÍNH ...
*** Kỷ niệm của những ngày đóng quân chung với anh em Nghĩa Quân , ấp Mỹ Phú , ấp Thuận Kiều ở Phá Tam Giang với Trung Đội Trưởng Phước , Hồ mang máy truyền tin , thật là khó quên . Không biết giờ này họ ở đâu và có nhớ tôi không ???
GIANG.HOA KHÔNG GIAN '' yellow ''
LỤC SOÁT PHÁ TAM GIANG .
( Bài 2)
...Sau khi học Đa Năng , trung đội của tôi hình như là một đơn vị biệt lập . Tôi luôn đóng quân xa Đại Đội và tự chịu trách nhiệm của vùng mà Trung Đội trú đóng ...
Xa Đại Đội ,có nghĩa là tôi không còn nằm trong sự chở che của cấp trên 1 cấp , từ đây Trung Đội tự giải quyết mọi vấn đề chiến thuật , tự chịu trách nhiệm thắng bại trong cuộc chiến mà Trung Đội có những đụng độ với địch ...
... Hôm nay , tôi kết hợp với Tiểu Đội 2 của Trung Sĩ Lê Quang Vinh , dẫn nhau lục soát khu vực bờ tây Phá Tam Giang , đồi cát và cây chồi non cùng với những gò mả không biết có tự bao giờ ...
Vì là cấp Tiểu Đội nên tôi không có bản đồ , chỉ đi lục soát theo lệnh của Trung Đội Trưởng và hướng di chuyển trên địa bàn qua các mục tiêu chỉ định ...
Đồi núi , rừng già , có những địa thế địa hình đặc biệt để mình xác định được là mình hiện tại đang ở đâu trên bản đồ . Nhưng ở Phá Tam Giang , cồn cát , bãi cát , tất cả đều giống nhau , không có gì đặc biệt , do đó rất khó xác định được điểm đứng của mình , mà không xác định được điểm đứng của mình thì cực kỳ nguy hiểm . Vì khi đụng độ mà kêu pháo binh bắn yểm trợ , sai toạ độ , gần như là tự sát ...
Dẫn trên 20 tay súng đủ loại , chúng tôi đi qua hết cồn cát này đến gò cát kia , địa hình trống thoáng , di chuyển nhanh , quá dễ ... tôi có cảm giác mình đi lạc ... lo sợ , gọi máy về Trung Đội xin cho biết tôi đang ở đâu . Qua chỉ dẫn của Trung Đội Trưởng ,nhìn địa thế tôi biết mình đi quá xa ...
Đi lạc trong rừng núi , dễ tìm đường về vì có điểm chuẩn , còn ở sa mạc , đâu đâu cũng như nhau rất khó tìm điểm chuẩn , bởi đâu đâu cũng chỉ cát và cát ...
Mỗi lần đi lục soát như vậy , tôi thấy được sự lo lắng của những anh em Nghĩa Quân hiện trên mặt họ , nhất là càng đi sâu vào những cồn cát ...
Loay hoay mãi trong các cồn cát , cuối cùng tôi phải bắn 3 phát súng để cho Trung Đội Trưởng biết tôi đang ở đâu , và từ đó tìm ra hướng về ...
Lính Nghĩa Quân đa số là dân địa phương , ban ngày họ về nhà làm việc giúp gia đình , chỉ để 1-2 người lại canh gác giữ đồn , và cứ thế mà thay phiên nhau , nay người mai ta ...
Tôi không đồng ý việc này , ngoài việc phải theo chúng tôi thường xuyên để đi lục soát sâu quanh khu vực đóng quân , điều này họ rất lo sợ , việc đi về gia đình để làm ruộng , bắt cá , là không thể chấp nhận , vì như thế sẽ không đủ quân số để hoạt động .
Ban đầu họ phản đối dữ lắm , nhưng thấy thái độ quyết liệt của tôi , buộc quân số phải luôn đầy đủ để tham gia các cuộc lục soát bất cứ lúc nào . Họ đành phải chấp nhận , tôi biết họ bất mãn dữ lắm , nhưng đây là Lính Nhảy Dù đang hành quân , chứ không phải Nghĩa Quân ...
Không làm gì được tôi với cái lệnh mà họ cho là quái ác này , vì đã làm đảo lộn cuộc sống của họ .
Anh Phước , Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân , cũng cùng chung số phận . Anh đề nghị với tôi : - Chúng tôi là lính Nghĩa Quân , nhiệm vụ của chúng tôi khác các anh , không có tầm hoạt động như các anh , hơn nữa đa số đều phải làm việc giúp gia đình , chỉ chiều đến chúng tôi mới tập trung ở đồn để canh gác giữ đồn mà thôi .
Để không bị khó khăn cho chúng tôi cũng như đủ quân cho anh , anh có thể cho chúng tôi thay nhau về làm việc giúp gia đình , mỗi ngày vài ba người , chứ bắt chúng tôi theo các anh hoàn toàn như thế này kẹt cho chúng tôi quá ...
Trước đề nghị của Phước , tôi thấy cũng có lý và cũng không muốn tình hình căng thẳng thêm nên đồng ý cho họ ngày hai ba người thay nhau về làm việc giúp gia đình ...
Những người đầu tiên được cho về làm việc giúp gia đình , khi quay trở lại đồn , họ vui vẻ mang theo lỉnh kỉnh gà vịt vào mời chúng tôi ăn uống linh đình , tôi vô tình không biết đây là sự " lo lót " nên ăn uống vô tư ...
Nhưng đến nhóm thứ hai , thứ ba cũng y như vậy . Tôi nhận ra đây là sự lo lót mua chuộc , chắc họ nghĩ là tôi làm khó để " kiếm ăn " . Đau quá ...
Ngày hôm sau tôi tập họp họ lại và nói : Tôi yêu cầu các anh ở lại đồn , để đủ quân số cho hoạt động khi cần thiết , chứ không phải làm khó các anh để kiếm ăn . Từ nay , ai về nhà mà mang theo bất cứ thứ gì vào để mời tôi ăn uống , người đó sẽ không được cho về nữa ...
Mọi người đưa mắt nhìn nhau ...
Để ngăn chận sự tiếp tế của dân cho du kích nằm vùng trong khu vực , tôi lập những chốt kiểm soát trên đường vào ruộng rẫy , và quy định giờ giấc đi làm : sáng nghe tiếng trống mới được vào ruộng rẫy , tôi nêu lý do nếu đi sớm vướng mìn bẫy chúng tôi gài ban đêm chưa gỡ sẽ nguy hiểm . Chiều nghe tiếng trống phải về ngay , sau 30 phút tất cả các con đường vào ruộng rẫy sẽ bị gài mìn , không biết ở đâu .
Đi làm , chúng tôi , trong đó có cả Nghĩa Quân cùng kiểm tra vật dụng , nông cụ , cũng như bữa ăn trưa , ai mang nhiều thức ăn vào rẫy đều bị buộc bỏ lại .
Đêm đến , ngoài việc thắp nhang ở bàn thiên , tôi không cho treo đèn bão trước cửa nhà , vì tôi cho rằng đây là những dấu hiệu để liên lạc , chỉ điểm với du kích nằm vùng .
Việc này bị Trưởng Ấp các ấp phản đối quyết liệt , họ cho rằng đêm hôm cần có đèn để bà con đi lại với nhau , cấm như vậy rất khổ cho dân vì vùng đó , thời đó không có điện .
Tôi phải đồng ý nghe theo ...
Ít ngày sau anh Phước gặp tôi kêu trời , Trung Đội Trưởng Phước nói : Các anh ở xa đến , hoạt động tích cực như vậy , các anh không bị ảnh hưởng gì , nhưng khi các anh đi rồi , chúng tôi là những người địa phương ở lại , không biết rồi sẽ gặp khó khăn như thế nào ...
Thì ra đây là nỗi sợ hãi và lo lắng của họ , tội nghiệp cho những anh em Nghĩa Quân , tôi đâu có biết như vậy , cứ tưởng LÍNH NÀO CŨNG LÀ LÍNH ...
*** Kỷ niệm của những ngày đóng quân chung với anh em Nghĩa Quân , ấp Mỹ Phú , ấp Thuận Kiều ở Phá Tam Giang với Trung Đội Trưởng Phước , Hồ mang máy truyền tin , thật là khó quên . Không biết giờ này họ ở đâu và có nhớ tôi không ???
GIANG.HOA KHÔNG GIAN '' yellow ''
đọc say xưa truyện anh kể cứ nghĩ anh báo sắp hết lại tiếc ...hiiiiii.....
Trả lờiXóaCám ơn em đã ghé thăm , xem bài của anh và tiếc khi sự việc anh viết kết thúc . Nhưng ở đời mọi việc luôn phải có đoạn kết , dù đó là thành công hay thất bại .
XóaBình an hạnh phúc luôn bên em ...
Sang nhà anh luôn được đọc những bài viết hay về hồi ký những ngày binh lửa để thêm yêu cuộc sống, thêm yêu hòa bình
Trả lờiXóaChúc anh luôn bình an trong Đức Kito
Anh nghĩ cuộc đời những người lính chiến , không phân biệt tôn giáo nào , cuộc sống luôn cận kề thần chết , do vậy họ chỉ còn biết trong cậy vào đức tin để cầu mong cho mình sự bình an . Ví ngoài đức tin ra , không ai có thể cứu họ trong những lúc gặp hiểm nghèo . Anh cũng không ngoại lệ ...
XóaBình an và hạnh phúc luôn bên em .
Sang đây thăm anh, nếu phải cùng chiến đấu với nghĩa quân thì khổ đó anh, vì trung đội nhày dù đánh tấn công còn nghỉa quân hầu như không biết tấn công. chúc anh nhiều sức khoẻ để viết tiếp nhé.
Trả lờiXóaĐúng như vậy đó em . Cũng phải cảm thông cho họ , vì họ chỉ là lưc lượng bán quân sự , thiếu đủ mọi thứ từ trang bị cho đến trình độ kỹ năng tác chiến , và quan trọng hơn cả là tinh thần chiến đấu ... Đi sâu vào Phá Tam Giang , họ sợ ra mặt , bởi vì họ là dân địa phương , có thể họ biết du kích đang ở đâu đó trên đường đi của mình . Còn anh thì không biết nên cứ vô tư mà đi . Nhưng họ không hiểu , du kích chẳng dại gì đụng với bọn anh : Trong chiến thuật của họ có câu , địch mạnh ta lùi , địch yếu ta tiến , và họ áp dụng triệt để câu này ...
XóaBình an hạnh phúc luôn bên em ...
em sang đây thăm anh và hỏi anh về "thành phần an ninh phía sau" của trung đội phục kích là như thế nào hả anh.
Trả lờiXóaNhư chúng ta đã biết , tiểu đội thường là 12 người , trong đó được chia ra hai thành phần . 1- hỏa lực , tức súng máy để yểm trợ khi tấn công . 2- khinh binh hay cũng có thể gọi là xung kích . Khinh binh luôn đi đầu mở đường và tấn công khi đụng độ với địch và yêu cầu hỏa tổ hỏa lực yểm trợ khi cần thiết . Khinh binh thường do tiểu đội trưởng nắm . Với quân số ít ỏi như vậy do đó khi đi phục kích không có quân để bảo vệ mà phải tự lo hết . Trung đội có 3 tiểu đội , vì thế khi đi phục kích , 2 tiểu đội lo tổ chức tấn công phía trước và bảo vệ hai bên sườn trái phải . Mặt phía sau do tiểu đội còn lại bảo vệ , coi như sau lưng an toàn không phải lo gì hết . Vì thế gọi là thành phần an ninh phía sau ...
XóaChúc mừng a đã chuẩn bị hoàn thành những tư liệu quý giá này. Chúc a luôn sức khỏe và bình an. Chiều sang thăm a, một chiều mưa...
Trả lờiXóaÔi cảm động quá vì đã được em quan tâm , Em là người duy nhất theo chân anh vào cuộc chiến cho đến bây giờ . Chiều mưa Hà Nội chắc là đẹp lắm , nếu nhâm nhi coffee em nhỉ ...
XóaBình an và hạnh phúc luôn bên hai mẹ con em . Cám ơn em những lời chúc tốt đẹp ...