CHIẾN TRANH và TÌNH YÊU .
MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC : 1062 .
TIỂU ĐOÀN 2 NHẢY DÙ VÀO CUỘC .
ĐÁNH CHIẾM CAO ĐIỂM 1062m .
(( CHIẾN THUẬT XA LUÂN CHIẾN ))
CỦA CHUẨN TƯỚNG LÊ QUANG LƯỠNG
TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ .
( Bài 5 )
... Đúng như lời Chuẩn Úy Sơn nói , tôi về Đại Đội nhận chức Thường Vụ thay cho Thượng Sĩ Trần Huỳnh Liêm tử trận ở dẫy Sơn Gà .
Trong 8 năm tham chiến , đây là người thứ hai ở Tiểu Đoàn của tôi , với cấp bậc và chức vụ Thượng Sĩ Thường Vụ Đại Đội tử trận mà tôi được biết .
Người thứ nhất là : Thượng Sĩ Hà Văn Bút , Thường Vụ Đại Đội 21 , tử trận trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào , tên của Ông được đặt tên cho trại gia binh của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù ở Bà Quẹo .
Và người thứ 2 là Thượng Sĩ Trần Huỳnh Liêm Thường Vụ Đại Đội 23 của tôi tử trận ở mặt trận Thường Đức .
Cả hai người đều hy sinh ở những trận địa nổi tiếng khốc liệt nhất trong Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam . Cả hai , thân xác của họ đã nằm xuống vĩnh viễn với những địa danh xa lạ : Savanakhet , Sơn Gà - Thường Đức ...
Cái chết của Thượng Sĩ Liêm mới thật đáng sợ thay cho những người lính tác chiến , Ông chết , nhưng không ai tin là Ông Chết , và có lẽ chính Ông cũng không biết mình đã chết như thế nào : Quá nhanh và quá bất ngờ .
Khi phát hiện ra Ông đã chết , anh em trong Đại Đội thấy thi thể của Ông hoàn toàn lành lặn , không một tí trầy xước , không một giọt máu nào thấm qua bộ quần áo hoa rừng mà Ông đang mặc trên người . Trên bàn tay , kẽ tay của Ông , còn kẹp điếu thuốc lá Capstan đang hút dở dang , nhưng do không có người hút nên bị tắt ...
Phải đến khi cởi áo của Ông ra , anh em mới thấy một vết thương nhỏ rướm máu , nhưng vết thương nghiệt ngã chí mạng đã làm Ông tử thương : Một miểng đạn to bằng đầu đũa của pháo cao xạ 37ly chạm quanh đâu đó phát nổ , miểng đâm sâu vào lồng ngực trúng tim khiến Ông chết ngay tại chỗ ...
Trong tổ chức cấp Đại Đội của Nhảy Dù , thì Đại Đội có hơn trăm người , Đại Đội Trưởng ở đâu thì Thường Vụ Đại Đội ở đấy , trong Đại Đội chỉ có 2 người không phải trả tiền cơm hàng tháng (6000$) khi hành quân là Đại Đội Trưởng và Thường Vụ Đại Đội mà thôi , Thường Vụ Đại Đội vẫn phải đi theo hành quân chứ không ở Hậu Cứ như một số đơn vị khác ...
Thường thì Thượng Sĩ mới giữ chức vụ này , tôi mới chỉ Trung Sĩ Nhất đã là Thường Vụ , nghĩa là " Lon của tôi nhỏ hơn chức vụ của mình " , vì thế việc '' lên Thượng Sĩ " là chuyện dễ dàng đối với tôi . Tôi rất thích cái " Lon Thượng Sĩ " này , tôi không nghĩ là mình lại có thể may mắn như vậy sau bao năm có mặt ở khắp mọi chiến trường trong và ngoài nước . Bởi bạn bè tôi đa phần luôn là những người xa lạ ...
Lúc này cánh quân " mũi tấn công chủ lực " tiến đánh 1062 do các Tiểu Đoàn bạn thay nhau lên tấn công , đã có lúc đánh bật đối phương ra khỏi công sự và chiếm được 1062 rồi , nhưng lại phải rút lui ngay do hỏa lực của pháo 130ly pháo quá chính xác , hầm hố kiên cố nhưng vẫn không chịu nổi sức công phá của đạn pháo bị bung tróc nóc , đối phương tràn lên sau đợt pháo kích ... Quân Dù phải rút lui để bảo toàn lực lượng và tổ chức tấn công lại đợt khác ...
Cứ một Tiểu Đoàn đưa vào trận địa , được chia làm ba bốn đợt để tấn công , mỗi đợt 1 Đại Đội , thay nhau tiến lên , hết Đại Đội này đến Đại Đội khác , khi không còn đủ quân số thì đổi ra ngoài ...
Trong khi Tiểu Đoàn chính tấn công thì ngay chân núi gần đấy là 1 Tiểu Đoàn dự bị , sẵn sàng tiếp ứng giải vây cho bạn , đồng thời có nhiệm cưa những cây theo kích cỡ chỉ định , vận chuyển lên theo phía sau của đơn vị tấn công , để khi chiếm được mục tiêu thì có ngay vật liệu sửa chữa hầm hố công sự , chịu đòn pháo kích của đối phương ...
Tội nghiệp cho những anh em Lao Công Đào Binh , họ phải cố gắng bằng mọi giá , khuân vác vận chuyển , đưa cho bằng được những cây đã cưa xuống lên đỉnh , cho những anh em đang chiến đấu trên 1062 , kịp có những vật liệu để làm hầm hố chống đạn pháo kích .
Họ thật sự quá vất vả , qua những con đường mòn , những mỏm đá , dốc cao của 1062 . Chiến trường này đã nhận không ít mồ hôi của họ ...
Cho đến khoảng cuối 1974 đầu 1975 , những ngày giữa của mặt trận này , nhiệm vụ Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù của tôi , vẫn là bảo vệ sườn trái cho các cánh quân bạn thay nhau đánh chiếm 1062 này . Hai bên giằng co nhau , quyết không để cho bên nào hoàn toàn nắm quyền kiểm soát 1062 .
Đã có những lúc , ngày nay Nhảy Dù ở , ngày mai đối phương ở , giống như là thay đổi nhiệm vụ vậy .
Không bên nào chịu đựng nổi hỏa lực của bom đạn mà bên kia dội xuống , trong thời gian bên này nắm quyền kiểm soát 1062 ...
GIỮA LÚC DẦU SÔI LỬA BỎNG NHƯ VẬY , TÔI ĐƯỢC ĐI PHÉP 4 NGÀY .
ÔI ! CÒN GÌ HẠNH PHÚC CHO BẰNG .
LÍNH NHẢY DÙ LÀ THẾ ĐẤY , AI ĐÁNH CỨ ĐÁNH ,AI ĐI PHÉP CỨ ĐI . NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG ĐƯỢC NHƯ VẬY ...
GIANG.HOA KHÔNG GIAN "yellow ''
MẶT TRẬN THƯỜNG ĐỨC : 1062 .
TIỂU ĐOÀN 2 NHẢY DÙ VÀO CUỘC .
ĐÁNH CHIẾM CAO ĐIỂM 1062m .
(( CHIẾN THUẬT XA LUÂN CHIẾN ))
CỦA CHUẨN TƯỚNG LÊ QUANG LƯỠNG
TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ .
( Bài 5 )
... Đúng như lời Chuẩn Úy Sơn nói , tôi về Đại Đội nhận chức Thường Vụ thay cho Thượng Sĩ Trần Huỳnh Liêm tử trận ở dẫy Sơn Gà .
Trong 8 năm tham chiến , đây là người thứ hai ở Tiểu Đoàn của tôi , với cấp bậc và chức vụ Thượng Sĩ Thường Vụ Đại Đội tử trận mà tôi được biết .
Người thứ nhất là : Thượng Sĩ Hà Văn Bút , Thường Vụ Đại Đội 21 , tử trận trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào , tên của Ông được đặt tên cho trại gia binh của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù ở Bà Quẹo .
Và người thứ 2 là Thượng Sĩ Trần Huỳnh Liêm Thường Vụ Đại Đội 23 của tôi tử trận ở mặt trận Thường Đức .
Cả hai người đều hy sinh ở những trận địa nổi tiếng khốc liệt nhất trong Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam . Cả hai , thân xác của họ đã nằm xuống vĩnh viễn với những địa danh xa lạ : Savanakhet , Sơn Gà - Thường Đức ...
Cái chết của Thượng Sĩ Liêm mới thật đáng sợ thay cho những người lính tác chiến , Ông chết , nhưng không ai tin là Ông Chết , và có lẽ chính Ông cũng không biết mình đã chết như thế nào : Quá nhanh và quá bất ngờ .
Khi phát hiện ra Ông đã chết , anh em trong Đại Đội thấy thi thể của Ông hoàn toàn lành lặn , không một tí trầy xước , không một giọt máu nào thấm qua bộ quần áo hoa rừng mà Ông đang mặc trên người . Trên bàn tay , kẽ tay của Ông , còn kẹp điếu thuốc lá Capstan đang hút dở dang , nhưng do không có người hút nên bị tắt ...
Phải đến khi cởi áo của Ông ra , anh em mới thấy một vết thương nhỏ rướm máu , nhưng vết thương nghiệt ngã chí mạng đã làm Ông tử thương : Một miểng đạn to bằng đầu đũa của pháo cao xạ 37ly chạm quanh đâu đó phát nổ , miểng đâm sâu vào lồng ngực trúng tim khiến Ông chết ngay tại chỗ ...
Trong tổ chức cấp Đại Đội của Nhảy Dù , thì Đại Đội có hơn trăm người , Đại Đội Trưởng ở đâu thì Thường Vụ Đại Đội ở đấy , trong Đại Đội chỉ có 2 người không phải trả tiền cơm hàng tháng (6000$) khi hành quân là Đại Đội Trưởng và Thường Vụ Đại Đội mà thôi , Thường Vụ Đại Đội vẫn phải đi theo hành quân chứ không ở Hậu Cứ như một số đơn vị khác ...
Thường thì Thượng Sĩ mới giữ chức vụ này , tôi mới chỉ Trung Sĩ Nhất đã là Thường Vụ , nghĩa là " Lon của tôi nhỏ hơn chức vụ của mình " , vì thế việc '' lên Thượng Sĩ " là chuyện dễ dàng đối với tôi . Tôi rất thích cái " Lon Thượng Sĩ " này , tôi không nghĩ là mình lại có thể may mắn như vậy sau bao năm có mặt ở khắp mọi chiến trường trong và ngoài nước . Bởi bạn bè tôi đa phần luôn là những người xa lạ ...
Lúc này cánh quân " mũi tấn công chủ lực " tiến đánh 1062 do các Tiểu Đoàn bạn thay nhau lên tấn công , đã có lúc đánh bật đối phương ra khỏi công sự và chiếm được 1062 rồi , nhưng lại phải rút lui ngay do hỏa lực của pháo 130ly pháo quá chính xác , hầm hố kiên cố nhưng vẫn không chịu nổi sức công phá của đạn pháo bị bung tróc nóc , đối phương tràn lên sau đợt pháo kích ... Quân Dù phải rút lui để bảo toàn lực lượng và tổ chức tấn công lại đợt khác ...
Cứ một Tiểu Đoàn đưa vào trận địa , được chia làm ba bốn đợt để tấn công , mỗi đợt 1 Đại Đội , thay nhau tiến lên , hết Đại Đội này đến Đại Đội khác , khi không còn đủ quân số thì đổi ra ngoài ...
Trong khi Tiểu Đoàn chính tấn công thì ngay chân núi gần đấy là 1 Tiểu Đoàn dự bị , sẵn sàng tiếp ứng giải vây cho bạn , đồng thời có nhiệm cưa những cây theo kích cỡ chỉ định , vận chuyển lên theo phía sau của đơn vị tấn công , để khi chiếm được mục tiêu thì có ngay vật liệu sửa chữa hầm hố công sự , chịu đòn pháo kích của đối phương ...
Tội nghiệp cho những anh em Lao Công Đào Binh , họ phải cố gắng bằng mọi giá , khuân vác vận chuyển , đưa cho bằng được những cây đã cưa xuống lên đỉnh , cho những anh em đang chiến đấu trên 1062 , kịp có những vật liệu để làm hầm hố chống đạn pháo kích .
Họ thật sự quá vất vả , qua những con đường mòn , những mỏm đá , dốc cao của 1062 . Chiến trường này đã nhận không ít mồ hôi của họ ...
Cho đến khoảng cuối 1974 đầu 1975 , những ngày giữa của mặt trận này , nhiệm vụ Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù của tôi , vẫn là bảo vệ sườn trái cho các cánh quân bạn thay nhau đánh chiếm 1062 này . Hai bên giằng co nhau , quyết không để cho bên nào hoàn toàn nắm quyền kiểm soát 1062 .
Đã có những lúc , ngày nay Nhảy Dù ở , ngày mai đối phương ở , giống như là thay đổi nhiệm vụ vậy .
Không bên nào chịu đựng nổi hỏa lực của bom đạn mà bên kia dội xuống , trong thời gian bên này nắm quyền kiểm soát 1062 ...
GIỮA LÚC DẦU SÔI LỬA BỎNG NHƯ VẬY , TÔI ĐƯỢC ĐI PHÉP 4 NGÀY .
ÔI ! CÒN GÌ HẠNH PHÚC CHO BẰNG .
LÍNH NHẢY DÙ LÀ THẾ ĐẤY , AI ĐÁNH CỨ ĐÁNH ,AI ĐI PHÉP CỨ ĐI . NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG ĐƯỢC NHƯ VẬY ...
GIANG.HOA KHÔNG GIAN "yellow ''
thường thì em nghe nói thường vụ đại đội luôn là thượng sĩ già, bây giờ lại là trung sĩ nhất trẻ, uy quyền như đại đội trưởng mà trách nhiệm ít hơn nhiều., chúc anh chúa nhật vui vẻ an lành anh nhé.
Trả lờiXóaĐúng vậy , thường các đơn vị khác chức vụ Thường Vụ Đại Đội luôn là Thượng Sĩ Già , nhưng bên Nhảy Dù thì lại khác , đa phần là Thượng Sĩ nhưng rất trẻ chỉ 25-27 mà thôi , ít có trường hợp như anh . Cho nên với chức vụ này , lon Thượng Sĩ là trong tầm tay anh .
XóaEm cũng rành về chế độ cũ quá đấy nhé . Ngày mới an bình ...
Nhắc đến cái chết của bạn anh.Tôi nhớ đến cái chết của người thương.Theo như lời bạn bè kể lại,ngày 19-3-1971 trên đường rút khỏi Chepon thiếu tá Ngọc tiểu đoàn trưởng bị thương,được trực thăng bốc về,bạn tôi cũng bị thương nhưng không theo kịp chuyến bay nên kẹt lại.Bạn bè đã cố sức dìu anh,cuối cùng biết không thể sống được anh nói.Thôi chúng mày đi đi.Anh ngồi dựa dưới một gốc cây,bạn bè đi khỏi khoảng 100m nghe tiếng lựu đạn nổ phía sau.Anh đã bung lựu đạn tự sát.Thế đấy đau thương là thế,chiến tranh là thế đấy
Trả lờiXóaChiến trường Hạ Lào năm 1971 , rất nhiều những cái chết anh hùng như người thương của bạn . Không những chỉ cá nhân mà còn có cả một tập thể thương binh cố chiến đấu cầm chân , ngăn chận đối phương ở dưới chân núi để trên đỉnh núi trực thăng được an toàn bốc đồng đội bay đi . Thật xót xa ...
XóaCó lẻ đây là trận đánh lớn nhất từ trước đến nay của binh chủng nhảy dù anh nhỉ, mừng anh có trong số 50% người toàn vẹn trở về. chúc anh bình an mãi.
Trả lờiXóa